Cách phòng và trị bệnh thương hàn ở gà có thể bạn chưa biết

Các cơ quan cơ thể bị phá hủy bởi bệnh thương hàn gà

Khi bà con chăn nuôi gia cầm và đặc biệt là gà sẽ thường xuyên gặp phải các tình trạng bệnh nghiêm trọng có tính lây lan, nếu không điều trị sẽ khiến gà yếu dần và chết đi. Trong đó bệnh thương hàn ở gà là một trong những vấn đề phổ biến, mặc dù xuất hiện từ lâu nhưng vẫn còn nhiều bà con chưa nắm rõ. Hãy theo dõi hết bài viết để áp dụng được cách trị bệnh hiệu quả nhất.

Bệnh thương hàn ở gà là gì và có tính nguy hiểm không?

Bệnh thương hàn ở gà xuất phát từ loại vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum tồn tại trong tự nhiên và đặc biệt là dễ bắt gặp trong các chuồng trại chăn nuôi. Bà con nên hết sức lưu ý vì bệnh này không phân biệt giới tính hay độ tuổi gà, chúng xuất hiện ở kể cả gà con, gà vài tuần tuổi hoặc gà trưởng thành. Tuy nhiên thông thường chúng sẽ được chia ra làm 2 loại là thể cấp tính ở gà con và thể mạn tính ở gà lớn tuổi hơn.

Bà con không nên thờ ơ trước căn bệnh này vì chúng có thời gian ủ bệnh rất ngắn, thông thường 3-4 ngày tuy nhiên thời gian phát bệnh lại lên đến cả tháng trời. Trong khoảng thời gian này chuồng trại sẽ giảm đi doanh thu và giảm năng suất rất nhiều, đối với các chủ trại mới thì đây là vấn đề nghiêm trọng. Bạn có thể nhận biết được gà đang gặp bệnh khi chúng bị tiêu chảy, năng suất trứng giảm và sụt cân.

Bệnh thương hàn ở gà khiến gà giảm sức khỏe đáng kể
Bệnh thương hàn ở gà khiến gà giảm sức khỏe đáng kể

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở gà khiến bà con lo lắng

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thương hàn gà là khi sức đề kháng của gà giảm do một vài yếu tố bên ngoài hoặc do chế độ chăm sóc không phù hợp tạo điều kiện cho vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum xâm nhập. Loại vi khuẩn nguy hiểm này thường có trong máu động vật, các loài chim hoang hoặc các loài thủy cầm. Có thể gà mắc bệnh là do tính lây lan từ các loài động vật khác.

Đối với gà con khi mắc bệnh thì vi khuẩn có xu hướng sẽ nằm trong túi lòng đỏ chưa tiêu, máu, tủy xương hoặc phủ tạng. Còn ở gà trưởng thành thì vi khuẩn thông thường sẽ trú ngụ tại các cơ qua có bệnh tích, buồng trứng hoặc dịch hoàn.

Xem thêm:  Gà chọi gáy là gì? Cách nhận biết gà chọi siêu đỉnh

Các triệu chứng chính giúp chủ trại nhận biết gà đang mắc bệnh

Khi mắc bệnh thương hàn ở gà thì không phải đối tượng nào cũng có triệu chứng nhận biết giống nhau, chúng còn tùy thuộc vào lứa tuổi và độc lực để biểu hiện. Nguy hiểm hơn là nếu mắc phải thể cấp tính thì tỷ lệ chết có thể lên đến 70-100%. Bà con nên dựa vào các triệu chứng dưới để đây chẩn đoán bệnh tình của gà.

Các triệu chứng thường gặp ở gà con

Bệnh thương hàn thậm chí có thể xâm nhập vào trứng gà và làm con non mắc bệnh, đây là quá trình bị nhiễm trực tiếp do đó bà con rất dễ để theo dõi. Lô trứng khi đã được gà mẹ ấp đủ 18 ngày thì sẽ được chuyển sang máy nở, khi bạn có thể sẽ xuất hiện triệu chứng gà mổ mỏ nhưng phôi chết lại khá nhiều.

Còn phôi nào may mắn hơn khi không chết thì con non được nở ra cũng vô cùng yếu ớt, trông không có sức sống bền bỉ. Sau đó gà con còi cọc này cũng sẽ chết đi do chúng không đạp vỡ vỏ trứng được vì không đủ sức sau 21 ngày.

Ngoài ra còn có một số biểu hiện chính xác nhất báo hiệu gà con đang nhiễm thương hàn chính là hay bị tiêu chảy, phân khi này đóng cục và dính vào hậu môn. Phân không giống như của những con gà khoẻ mạnh khi có màu trắng và có chất nhầy.

Do gà con có sức đề kháng rất yếu nên nếu không may chúng bị nhiễm bệnh từ ban đầu thì tỷ lệ chết rất cao. Theo thống kê thì có hai thời điểm gà dễ chết nhất là sau 5-7 ngày nở trứng và 13-15 ngày. Lần lượt nguyên nhân là do trứng nhiễm bệnh và nhiễm thương hàn tử máy ấp trứng.

Các triệu chứng thường gặp ở gà trưởng thành

Để nhận biết được gà trưởng thành mắc bệnh thương hàn thì có phần đơn giản hơn gà con nhiều. Triệu chứng cụ thể như sau:

  • Gà hay bị tiêu chảy, phân có màu xanh, đặc biệt loãng.
  • Gà có dấu hiệu giảm ăn nhưng lại hay khát nước, đồng thời khi này mào cũng trở nên nhợt nhạt hơn ban đầu.
  • Bụng của gà mái sẽ bị trễ xuống do bị viêm buồng trứng. Còn ở gà đẻ trứng thì hiển nhiên sản lượng trứng sẽ giảm đi đáng kể.
  • Gà có dấu hiệu sụt cân, trở nên ốm yếu hơn.
Xem thêm:  Gà đòn là gì? Cách lựa chọn gà đòn chính xác nhất
Dễ nhận biết gà đang mắc bệnh qua các triệu chứng
Dễ nhận biết gà đang mắc bệnh qua các triệu chứng

Bệnh thương hàn ở gà có tính lây lan trong chuồng không?

Bệnh thương hàn ở gà có tính lây lan rất nhanh trong chuồng gà, bà con không phát hiện kịp thời sẽ khiến số lượng gà nhiễm bệnh tăng cao. Thông thường sẽ có hai con đường lây lan như sau:

  • Lây lan bệnh truyền dọc: Khi này vi khuẩn đang ở buồng trứng của gà mẹ sẽ bắt đầu phối để lây qua vỏ trứng gà, khi này gà con chắc chắn nhiễm bệnh.
  • Lây lan bệnh truyền ngang: Khi này gà con đang nhiễm bệnh sẽ trở thành vật mang trùng và đi lây lan cho những con gà con khác trong chuồng. Điển hình nhất là hình thức lây bệnh thông qua phân chứa mầm bệnh.

Những nơi thường xuyên biểu hiện bệnh tích của thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn ở gà sinh ra rất nhiều bệnh tính, tương tự như triệu chứng bệnh thì bệnh tích cũng được chia làm hai đối tượng là gà con và gà trưởng thành. Ở gà con bệnh sẽ khiến gan bị hoại tử, lòng đỏ không tiêu. Ở gà trưởng thành có sự hoại tử ở ruột, tim, phổi, mề, gan hoại tử nốt trắng, gây lở loét ở ruột non dẫn đến biến dạng trứng ở gà đẻ.

Các cơ quan cơ thể bị phá hủy bởi bệnh thương hàn gà
Các cơ quan cơ thể bị phá hủy bởi bệnh thương hàn gà

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà tốt nhất bà con nên sử dụng

Trước khi đến với cách phòng bệnh thương hàn gà chuẩn xác nhất thì đầu tiên bạn cần nắm được 3 quy tắc cần thực hiện tốt: 

  • Phải ưu tiên sự sạch sẽ cho môi trường sinh sống của đàn gà.
  • Sử dụng các biện pháp hay để tăng sức đề kháng cho đàn gà giúp chúng có khả năng tự chống chọi với bệnh tật.
  • Nên tiêm vaccine cho gà để phòng bệnh nguy hiểm. 
Xem thêm:  Gà mặt quỷ là gì?Tại sao gà mặt quỷ lại có giá trị cao?

Khi đã nắm được 3 nguyên tắc bất di bất dịch thì hãy đến với chi tiết công tác phòng bệnh thương hàn gà như sau:

  • Vệ sinh cơ học thường xuyên cho chuồng trại như đốt chất thải, dọn sạch chuồng và dụng cụ trong chuồng.
  • Nên phun sát trùng cho chuồng ít nhất 1 lần / 1 tuần.
  • Luôn phải đảm bảo mức độ ổn định cho khí hậu trong chuồng như diện tích không được quá chật hẹp, chuồng không được bẩn, không khí không quá nóng cũng không quá lạnh,…
  • Chủ trại nên có chế độ chăm sóc và nạp dinh dưỡng hợp lý cho gà tùy theo độ tuổi. 
  • Cho gà uống thuốc bổ, khoáng chất hoặc các loại vitamin để tăng sức đề kháng.
  • Ngày nay có rất nhiều các loại bệnh nguy hiểm khác nhau chứ không riêng gì bệnh thương hàn ở gà, vì thế nhất định phải có thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn để phòng bệnh hiệu quả. Tùy theo bệnh mà có một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến là Halquynol, Colistin, Enrofloxacin,…

Áp dụng phương pháp chữa trị bệnh thương hàn mới nhất

Ngày nay có không ít các phương pháp điều trị bệnh thương hàn gà, tuy nhiên để trị bệnh thành công thì phải đòi hỏi kinh nghiệm của chủ trại. Ngay sau khi phát hiện gà mắc bệnh thì bạn cần cách lý ngay lập tức tránh lây bệnh. Sau đó:

  • Toàn bộ khu vực có gà đã bị nhiễm thương hàn nên được khử trùng.
  • Cho gà uống liên tục thuốc tăng chức năng gan thận và thuốc giải độc đến khi nào hết bệnh thì thôi.
  • Bổ sung men tiêu hoá, vitamin K, vitamin tổng hợp nhằm thúc đẩy tiêu hoá và tăng sức đề kháng cho sức khỏe gà.
Cần bổ sung chế độ chăm sóc hợp lý cho gà bệnh
Cần bổ sung chế độ chăm sóc hợp lý cho gà bệnh

Kết luận

Bệnh thương hàn ở gà có tỷ lệ chết rất cao, nếu không muốn giảm năng suất đẻ trứng hay muốn gà phát triển tốt nhất thì phải nhận biết bệnh sớm và áp dụng các phương pháp điều trị bệnh. Ngoài ra nên ưu tiên công tác phòng bệnh tránh khi đã nhiễm vi khuẩn sẽ lây lan không kiểm soát. Và lời cuối cùng bet88 xin cảm ơn các độc giả đã theo dõi đến hết bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *